Tuyên truyền hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam

Trong tâm thức người Việt từ xưa đến nay gia đình luôn được coi là tổ ấm, là nơi mọi người cùng sinh sống và chia sẻ những tâm tư tình cảm, tinh thần cũng như vật chất. Gia đình luôn có một vị trí thiêng liêng trong mỗi người dân Việt Nam, bởi gia đình chính là tế bào của xã hội, nơi dùy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuyên truyền vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt II

TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG THÁNG VỆ SINH, TIÊU ĐỘC, KHỬ  TRÙNG ĐỢT II NĂM 2015

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng lo ngại mang tính toàn cầu nó tác động tới sức khoẻ mỗi con người, mỗi cộng đồng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nòi giống con người và kinh tế, văn hóa và an ninh xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc.

Trích đoạn Lễ cầu an mùa xuân của dân tộc Tày

Posted Thu, 06/11/2015 - 16:36
By admin

Then vốn gắn bó mật thiết trong đời sống tâm linh của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở khu vực Việt Bắc, thường xuất hiện ở những sự kiện quan trọng như lễ đầu năm mới, mùa màng được mùa, lễ chúc thọ. Theo quan niệm của người Tày - Nùng ở Lạng Sơn, mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên đều có sự bảo ban dạy dỗ không chỉ của cha mẹ, ông bà mà trước hết là bà mụ đỡ đầu, che chở, vun đắp để đứa trẻ luôn được khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật, hay ăn chóng lớn, học giỏi và trở thành người có ích sau này.

Tưng bừng lễ hội cầu mùa của người Nùng ở Hà Nội

Posted Thu, 06/11/2015 - 16:30
By admin

Lễ hội cầu mùa của người Nùng (Gia Cát, Cao Lộc, Lạng Sơn) tái hiện tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam là hoạt động văn hoá trong chương trình chào mừng sự kiện Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU - 132.

Trong không khí rộn ràng, nô nức của ngày xuân, hình ảnh con kỳ lân (kỳ lằn) của đồng bào xứ Lạng xuất hiện để cầu chúc năm mới may mắn, bình yên cho dân bản. Đó còn là một biểu tượng sinh động của mùa xuân, một nét đắc sắc, riêng có của xứ Lạng.

Ải Chi Lăng: Khơi gợi lịch sử hào hùng qua nhóm di vật cổ mới phát lộ

          Cuối tháng 11/2013, trong chuyến đi điền dã tại huyện Chi Lăng các cán bộ Bảo tàng tỉnh được anh Vi Văn Lệ, thôn Đông Mồ, xã Quang Lang cho biết hiện đang lưu giữ 11 hiện vật bằng đồng do anh tìm được tại hang Mắt Hổ.

Một trọng điểm văn hoá cần được khai thác có hiệu quả

Công trình Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ tại thôn Phạc Lạn, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng được tỉnh đầu tư và đưa vào sử dụng từ tháng 10/2009, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ. Khu lưu niệm này đã trở thành một địa chỉ di tích lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu tham quan du lịch cho nhân dân. Sau 5 năm đưa vào sử dụng, Khu lưu niệm đã đón tiếp hàng chục nghìn lượt nhân dân, khách tham quan nghiên cứu và du lịch trong nước và quốc tế.

Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Lạng Sơn với phát triển du lịch

           Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Việt Nam, có rất nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng để phát triển du lịch. Do những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nên tiềm năng, thế mạnh chính của Lạng Sơn là phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và kinh tế cửa khẩu. Đây là hướng quan trọng, là mũi nhọn để tỉnh Lạng Sơn đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.